Làm sao để vận hành máy CNC, cần lưu ý gì khi vận hành máy >> Tất cả sẽ có trong hướng dẫn vận hành máy CNC chi tiết và dễ hiểu nhất của VITENDA.
Vận hành máy phay CNC luôn là công việc đòi hỏi kiến thức và kỹ năng chuyên môn rất cao. Bởi vậy, để có thể vận hành máy CNC hiệu quả, người vận hành cần nắm rõ các kỹ năng thực hành.
Trong bài viết sau đây, VITENDA sẽ hướng dẫn chi tiết cách vận hành cũng như chạy máy CNC. Điều này chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp vận hành máy phay thành thạo cũng như hạn chế tối đa các sai sót có thể xảy ra.
Hướng dẫn vận hành máy CNC theo các chế độ gia công tự động
Để có thể vận hành máy phay, người vận hành máy cần thực hiện theo 5 bước cơ bản như dưới dây:
Bước 1: Tiến hành thiết kế mô hình CAD ở trên máy tính
Thiết kế mô hình CAD chính là hoạt động rất quan trọng để xác định sản phẩm gia công mong muốn.
Ta sẽ sử dụng phần mềm CAD hay Computer-Aided Design. Để tạo ra mô hình 2D hoặc là 3D của sản phẩm hoàn thiện sau gia công.
Bước 2: Chuẩn bị vật liệu (phôi) để gia công
Chuẩn bị vật liệu (phôi) để gia công kỹ lưỡng sẽ giúp quá trình gia công diễn ra thuận lợi.
Cắt vật liệu thành khối hay là tấm có kích thước phù hợp với máy phay CNC và yêu cầu thiết kế. Hãy đảm bảo rằng vật liệu được gá đặt chắc chắn ở trên máy phay CNC.
Bước 3: Xác định các thông số gia công cùng lập trình gia công phôi
+) Lựa chọn dụng cụ cắt phôi phù hợp theo sản phẩm, máy và vật liệu cần gia công.
+) Xác định đúng các thông số cần gia công. Như tốc độ cắt và tốc độ dịch chuyển, độ sâu cắt của mỗi dụng cụ theo hướng dẫn của nhà chế tạo dụng cụ.
+) Xác định các thông số dụng cụ cắt trên máy như chiều dài cũng như đường kính mỗi dụng cụ…
+) Sử dụng phần mềm CAM chính là Computer-Aided Manufacturing. Nhằm để tạo chương trình gia công cẩn thận. Chương trình này sẽ đọc và đồng thời xác định các lệnh để tạo ra sản phẩm như mong muốn.
Người vận hành máy CNC nên sử dụng các phần mềm có bản quyền với bộ post phù hợp. Mỗi máy đều sẽ có hệ điều hành riêng biệt. Các phần mềm crack hay các bộ post sẽ không tương thích có khả năng xảy ra va chạm khi gia công. Hoặc máy sẽ báo lỗi khi không nội suy đúng các câu lệnh mà phần mềm đã xuất ra.
Bước 4: Tiến hành gia công các sản phẩm
+) Cài đặt các thông số dụng cụ cắt trên máy như chiều dài hay đường kính mỗi dụng cụ…
Người vận hành cần cẩn trọng khi cài đặt thông số gia công để tránh xảy ra các sai sót
+) Cài đặt điểm gốc của phôi và nếu có các thiết bị lấy gốc tự động sẽ là tốt nhất.
+) Kiểm tra chương trình và chạy không cắt (air cut) để đánh giá chương trình chạy máy. Là có bị va chạm hay báo lỗi không, trước khi thực hiện gia công chính thức. Đây là bước rất quan trọng nhưng nhiều người vận hành máy CNC lại thường bỏ qua.
Nếu không kiểm tra kỹ, khi gia công có thể xảy ra va chạm sẽ làm hỏng máy hoặc làm hỏng sản phẩm. Điều đó gây tổn hao chi phí cho các doanh nghiệp. Giá trị của máy và sản phẩm thường rất lớn dẫn đến các thiệt hại còn lớn hơn.
+) Bắt đầu quá trình gia công bằng cách thực hiện các lệnh cắt trên vật liệu theo chương trình đã được lập trình máy CNC trước đó.
Bước 5: Tiến hành kiểm tra và đánh giá sản phẩm
Sau khi gia công, người vận hành máy nên kiểm tra sản phẩm đã đạt đúng yêu cầu hay chưa.
Kiểm tra sản phẩm gia công để đảm bảo độ chính xác và chất lượng đã đạt chưa. Nếu phát hiện vấn đề cần tiến hành khắc phục ngay. Nếu không có vấn đề gì, nghiệm thu sản phẩm để chuyển sang công đoạn kế tiếp.
Một số lưu ý khi hướng dẫn vận hành máy CNC
Khi vận hành máy phay CNC, người vận hành cần lưu ý một số điểm quan trọng ngay bên dưới đây:
Lưu ý 1: Làm sạch toàn bộ bề mặt chi tiết
Hãy kiểm tra và làm sạch toàn bộ bề mặt chi tiết, bàn máy và dao cắt. Nhằm để đảm bảo không còn dầu thừa hay là vật liệu nào còn sót lại. Chi tiết được gá đặt đúng yêu cầu độ thẳng, độ phẳng và các vị trí chốt, điểm chuẩn không có sai sót nào.
>>>>> XEM NGAY: CÁCH KHẮC PHỤC MÁY CNC HIỆU QUẢ
Lưu ý 2: So dao và đo chiều dài dao (cách đo dao thủ công)
Offset dao chính là 1 bước vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến kích thước của sản phẩm sau khi gia công. Nếu offset dao không chuẩn có thể gây ra tình trạng va chạm và gây gãy dao… Đó chính là lý do mà người vận hành cần đặc biệt lưu ý trong quá trình offset dao.
Các bước offset dao khi vận hành máy phay CNC cơ bản nhất với hệ điều hành Brother
+) Để đầu chạm trên băng máy và mặt đầu ê tô hoặc là mặt đầu phôi.
+) Chọn dao cần có offset.
+) Di chuyển trục Z nhấn vào mặt đầu của đầu chạm đến vị trí 0. Lúc này mặt đầu dao sẽ cách mặt đầu phôi khoảng 50mm. Lưu ý: Trục chính không quay và ghi nhớ tọa độ Z Machine.
+) Mở bảng offset dao và nhớ chọn mục offset, di chuyển trỏ đến vị trí Geom (H).
+) Chọn vị trí nhập giá trị offset cho chiều dài dao số 3 là ở hàng số 3. Nhập giá trị Z Machine đã ghi nhớ ở trên vào vị trí và tiếp theo nhấn Input. Sau đó, máy sẽ xuất kết quả offset dao trên màn hình bảng điều khiển chính.
Sau khi offset dao và ta cần kiểm tra lại các thông số như sau:
+) Di chuyển dao ra xa khỏi chi tiết gia công (phôi).
+) Dùng chế độ MDI để kiểm tra tọa độ offset dao và bằng cách cho chạy lệnh G (G54 – G59).
+) Di chuyển bàn đồng thời đánh giá bằng tọa độ X, Y, Z trên ô Absolute.
+) Di chuyển trục X đến điểm X0, Y0, Z0.
+) Nếu điểm X0, Y0, Z0 phù hợp với vị trí điểm chuẩn cần thiết lập. Thì các thao tác thiết lập điểm chuẩn gia công đã chính xác.
+) Nếu không phù hợp thì người vận hành phải kiểm tra lại các bước bị làm sai. Thông thường, các lỗi sai ở bước tính giá trị X, Y hay nhập giá trị vào ô nhớ.
(Nếu có các thiết bị đo dao BLUM/ METROL / NIKKEN/ MST… Thì sẽ dễ dàng và chính xác hơn trong công việc này).
Lưu ý 3: Xác định điểm gốc gia công phôi
Để gia công phay CNC, phôi cần được đặt chắc chắn vào đồ gá trên bàn máy CNC. Người thực hiện gá phôi cần có những kỹ năng gá đặt phôi. Để phôi không va chạm với dao khi di chuyển và tránh bị lệch khi tiến hành gia công. Điều này đảm bảo phôi không bị trầy hay là móp tại những vị trí quan trọng.
Việc offset phôi sẽ được thực hiện như sau để xác định vị trí X0 và Y0:
+) Chọn đầu dò cạnh trên đài dao hoặc là thay đầu dò cạnh vào trục chính.
+) Cho trục chính quay và đánh lệnh đầu dò cạnh.
+) Di chuyển trục X và Y để đầu dò cạnh chạm vào vị trí cần báo X0, Y0. Thực hiện cho đến khi đầu dò không còn đảo. Chú ý quan sát không còn khe hở giữa đầu dò cùng mặt cạnh của chi tiết.
>>>> XEM NGAY: DỊCH VỤ BẢO TRÌ – SỬA CHỮA MÁY CNC CHUYÊN NGHIỆP
+) Mở bảng offset dao sau đó chọn mục Work.
+) Chọn vị trí nhập giá trị offset cho X và Y tại gốc G54 – G59. Nhập X+ (-) bán kính đầu chạm rồi sau đó nhấn Measure.
+) Kiểm tra lại quá trình set phôi: So sánh giá trị X và Y trong bảng offset và giá trị tọa độ X, Y Machine của máy. Giá trị X và Y trong bảng offset sẽ bằng với toạ độ X, Y Machine.
+) Tiến hành set phôi theo trục Y.
Di chuyển trục Z hướng lên trên (+), để khi di chuyển trục Y tránh va chạm với các chi tiết. Chọn trục Y để di chuyển dao cắt về tọa độ cần gia công (G54).
Di chuyển trục Y sao cho khoảng cách giữa chi tiết nằm trên bàn máy và dao cắt gần chạm vào nhau. Hãy giảm cấp tốc độ di chuyển xuống 0,01 mm. Đặt một mảnh giấy giữa dao cắt cùng chi tiết gia công.
Tiếp tục di chuyển chậm, tại một thời điểm giấy sẽ chạm với dao cắt thì dừng di chuyển trục Y. Đây chính là giá trị vị trí trục được yêu cầu cho cài đặt bù.
Nhập giá trị trục Y vào bảng Offset ở trên màn hình điều khiển máy CNC.
+) Thiết lập bù trừ phôi theo trục Y
Di chuyển thủ công trục Z xuống cho đến khi đầu của công cụ ở gần vị trí điểm Z0. Lấy một mảnh giấy đặt giữa dao cắt cùng chi tiết gia công và giữ nó. Giảm cấp tốc độ di chuyển xuống 0,01 mm cho đến khi mảnh giấy bị kẹt. Và giấy không thể kéo được ra do dao cắt đã chạm với bề mặt chi tiết gia công.
Chuyển đến trang bù trừ chiều dài dao vào trong bảng Offset và nhập giá trị Z.
Sau khi hoàn thành quy trình trên và khi chương trình chạy ở chế độ tự động. Máy cắt sẽ bắt đầu tại điểm G00 X0 Y0 hoạt động.
(Nếu có các thiết bị đo dao BLUM/ METROL / NIKKEN/ MST… thì sẽ dễ dàng và chính xác hơn trong công việc này).
Lưu ý 4: Bù trừ gia công
Trong quá trình gia công, dao có thể bị mòn khi đó, cần phải bù trừ phần mòn này cho dao. Nhưng việc bù dao này không cần thiết khi đã sử dụng các phần mềm CAM chuyên dụng.
>>>>> HOT HOT HOT: NÂNG CẤP MÁY CNC UY TÍN, GIÁ RẺ
Lưu ý 5: Tải chương trình CNC
Tải chương trình CNC từ máy tính tới máy CNC dùng giao tiếp RS – 232, bộ nhớ USB, hoặc là đĩa mềm. Chương trình CNC được viết ra từ các phần mềm là CAD/ CAM.
Lưu ý 6: Bảo dưỡng máy phay CNC định kỳ
Hãy thực hiện bảo dưỡng máy phay CNC định kỳ để đảm bảo hoạt động liên tục và tránh sự cố không mong muốn. Việc bảo trì bao gồm vệ sinh máy, bôi trơn các bộ phận chuyển động, kiểm tra cũng như điều chỉnh hệ thống.
VITENDA có đội ngũ kỹ sư cung cấp dịch vụ kiểm tra độ chính xác máy định kỳ, đánh giá tình trạng máy sau một thời gian sử dụng. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu bảo dưỡng máy phay CNC, sửa chữa máy CNC hay nâng cấp máy CNC. Hãy liên hệ trực tiếp với VITENDA để được hỗ trợ.
Với những thông tin chi tiết trên, hy vọng doanh nghiệp có thể tự vận hành máy phay CNC hiệu quả.
>>> VITENDA CHIA SẺ VỀ QUÁ TRÌNH TẠO TƯỢNG GỖ NGUYÊN KHỐI BẰNG MÁY CNC 5 TRỤC